Nhiếp ảnh là một quá trình tìm hiểu và học hỏi không ngừng. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu, vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi, ghi nhớ và thực hành trong nhiếp ảnh; bao gồm cả những kỹ thuật cơ bản nhất như kỹ thuật lấy nét.
Những người tranh giành để bước vào thế giới này; đôi khi bị lạc trong khu rừng phức tạp của những lý thuyết buồn tẻ; hoặc trôi dạt, hay đi sâu vào những góc nhìn đầy chủ quan hay được biết đến từ các nhiếp ảnh gia có tay nghề cao. Những lời chia sẻ không ai giống ai, tựa như một mớ hỗn độn. Cũng chính vì vậy mặc kệ thế nào; chúng ta cũng hãy cứ tập luyện thật nhiều, từ những bài học cơ bản nhất rồi chia sẻ chúng.
Lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không hề đơn giản trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm hai phần để cải thiện hiệu quả lấy nét: sử dụng nút lấy nét ở mặt sau của thân máy, sau đó “lấy nét và dịch khung”.
Hướng dẫn sử dụng phím lấy nét
Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy.
Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ; hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng; bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.
Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions (C. Fn) > Shutter/AE lock button > …
Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm; còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím *
Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là; bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn; mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.
Kỹ thuật lấy nét
Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó; có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm; mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình.
Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng; chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm; khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa; lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động; đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.
Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) hoặc Tv (ưu tiên tốc độ). Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.
Ưu điểm của kỹ thuật lấy nét
Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.
Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng ảnh hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung; bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.
Chia sẻ bí quyết lấy nét với điện thoại
Thứ nhất là nhớ giữ camera sạch sẽ; vì cầm nắm dễ dính dấu vân tay, bụi bẩn. Chịu khó lau nhẹ bằng vải mềm hay khăn mịn nếu muốn ảnh không bị mờ nhoè.
Thứ hai là vào thiết lập (setting – hình bánh xe cơ khí); hầu hết các điện thoại có chọn lựa các chế độ lấy nét. Để tập chụp chắc chắn lấy trúng nét đối tượng cần lấy nét bằng cách chọn chế độ “Single auto focus” (lấy nét điểm đơn) thay vì máy tự động lấy nét đa điểm, kể cả các vùng mà bạn không cần nét. Khi quen rồi thì bạn hãy chuyển qua các chế độ lấy nét khác tuỳ hoàn cảnh.
Thứ ba là sau khi canh khung ảnh trên màn hình là chạm ngón tay vào vị trí muốn lấy nét. Điểm đó có thể nằm bất kỳ vị trí nào trên khung hình, các góc hoặc lệch tâm. Nếu không chạm điểm lấy nét; khi bấm nút chụp, hầu hết điện thoại sẽ tự động lấy nét vùng trung tâm; và biết đâu cái bạn cần lấy nét lại không nằm ở vùng trung tâm mà máy tự động lấy nét, thế là ảnh không nét theo ý muốn.
Điện thoại có tính năng lấy nét tự động, giơ máy lên nó tự lấy nét. Nhưng, nếu cứ giơ điện thoại lên bấm liền nút chụp, thì ảnh sẽ không có độ sắc nét như ý; và máy tự lấy nét chậm hơn là chạm tay vào đúng vị trí đối tượng mà bạn cần nó nét.
Tóm lại
Đối với tôi, những kỹ thuật nhắc đến ở phía trên đã trở thành một phần không thể thiếu khi chụp ảnh. Khả năng lấy nét nhanh và chính xác; lại có bố cục thích hợp là lợi ích cực kỳ lớn mà nó mang lại.
Tuy nhiên, mọi kỹ thuật nhiếp ảnh đều cần một khoảng thời gian để luyện tập và thuần thục. Và chỉ có trải nghiệm bạn mới biết bạn có thích nó hay không; nó có phù hợp với bạn không; nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn quen với việc lấy nét kiểu thông thường hơn. Nếu bạn đang muốn cái thiện khả năng lấy nét của mình; hãy thử trải nghiệm và kiểm chứng nhé!
Nguồn: Shopmayanh.vn