Mặc dù thiết kế máy tính đã phát triển qua nhiều năm và công nghệ cơ bản ngày càng trở nên nhanh hơn, các thành phần cốt lõi tạo nên một hệ thống máy tính không thay đổi nhiều so với những ngày đầu. Mỗi máy tính, dù là máy tính để bàn hay máy tính xách tay, đều được tạo thành từ các bộ phận quan trọng giống nhau, với mỗi bộ phận được giao một công việc cụ thể trong hệ thống.
Hai thành phần trung tâm của mọi máy tính là Bộ xử lý trung tâm (CPU), xử lý hầu hết các tính toán của máy tính và các mô-đun Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), lưu trữ dữ liệu tệp trong khi máy tính được bật (nội dung của bộ nhớ RAM bị mất khi tắt PC). Nói chung, một CPU nhanh hơn đồng nghĩa với việc tính toán nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, và do đó, một cỗ máy nhanh hơn. Ngoài ra còn những linh kiện quan trọng nào nữa? Tìm hiểu ngay qua bài tổng hợp dưới đây của chúng tôi nhé!
Sơ lược về máy tính để bàn – PC
Bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn “mổ xẻ” một bộ máy tính để bàn (hay còn gọi là PC) thông thường, để cùng xem qua những linh kiện máy tính bên trong. Giúp cho bạn có kiến thức để tự mình có thể lựa chọn những linh kiện phù hợp khi quyết định nâng cấp máy tính hoặc tự sửa máy tính đối với những lỗi cơ bản về phần cứng.
Mỗi linh kiện bên trong máy tính đều đóng góp 1 phần quan trọng trong sự vận hành chung của cả hệ thống, cũng giống như cơ thể con người. Không bộ phận nào là thừa cả. Một số linh kiện còn là yếu tố quyết định đến tốc độ và hiệu suất của máy tính. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem qua danh sách các linh kiện bên trong một bộ máy tính. Lưu ý : Bài viết này chỉ mang tính chất sơ lược. Về chi tiết của từng linh kiện trong khuôn khổ 1 bài viết chúng tôi không thể đề cập hết được. Nên sẽ hẹn các bạn ở loạt bài lần sau.
Các bộ phận quan trọng của máy tính
CPU – Chíp xử lý của máy tính
Đa phần khách hàng và một số kỹ thuật viên máy tính vẫn có thói quen gọi nguyên thùng máy tính là “thùng CPU”. Đây là cách gọi sai, vì thực chất CPU chỉ là một con chip nhỏ khoảng 3 x 3 cm. Chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu của hệ thống, phân tích các thuật toán, nhận luồng dữ liệu, các thuật toán phức tạp, sau đó trả về kết quả.
CPU được ví như bộ não của con người. Người nào càng thông minh đều đó có nghĩa là bộ não của họ rất phát triển. CPU cũng vậy, các thông số của CPU càng cao; đồng nghĩa tốc độ của cả hệ thống cũng được tăng lên rất nhiều.
Hình ảnh của một trong những chíp xử lý CPU: Các sự cố máy tính thường gặp khi CPU có vấn đề. CPU quá nóng do không đươc tản nhiệt tốt -> Máy hay bị tắt ngang sau một thời gian hoạt động hoặc lúc vừa khởi động. CPU bị gẫy chân tiếp xúc (hoặc trầy mặt tiếp xúc) -> Máy tính khởi động không lên. CPU thiếu điện (do các tụ xung quanh bị phù) -> Máy cũng khởi động không lên.
Fan CPU – Bộ quạt tản nhiệt cho chip CPU
Đây là thiết bị làm mát cho CPU được nuôi bằng nguồn điện 12V. Thường có dạng tròn hoặc vuông tùy theo CPU. Có phần tiếp xúc với CPU bằng kim loại, thường là nhôm hoặc đồng. Các sự cố do nguyên nhân Fan CPU. Quạt không quay hoặc quay yếu -> CPU nóng -> Máy khởi động lên một thời gian ngắn rồi tự tắt
Lớp keo tản nhiệt bị khô, hoặc chân Fan gắn với bo mạch chính bị gãy. Cũng làm cho CPU nóng và bị các triệu chứng tương tự.
RAM – Bộ nhớ của máy tính (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
Đây là linh kiện giúp cải thiện đáng kể tốc độ của máy. Nó được dùng để tải các dữ liệu làm việc lên các chíp nhớ trước khi đưa vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì máy tính chạy càng nhanh. Tuy nhiên với lượng RAM trên 3GB, bạn cần phải cài hệ điều hành phiên bản 64bit mới nhận đủ được. Một số máy chủ chuyên dụng thậm chí còn chạy RAM lên đến 128GB.
Các sự cố do RAM gây ra. Lỏng chân tiếp xúc với mainboard (bo mạch chính) -> Máy khởi động không lên (có thể kèm theo tiếng kêu tit tit khi khởi động). RAM bị hư chip nhớ -> Máy có thể vẫn hoạt động nhưng thường bị “màn hình xanh”. RAM cắm lỏng lẻo, không đúng chuẩn hoặc bị ẩm ướt -> Cháy bo mạch chính.
Mainboard (Motherboard)- Bo mạch chính
Linh kiện này có chức năng chính là để gắn các linh kiện khác và kết nối chúng lại với nhau. Thông qua các cổng PCI, Socket CPU, Khe cắm RAM, Cổng IDE – SATA. Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định. Để xem được một cách chính xác bạn nên tham khảo mục Support list (danh sách hỗ trợ) trên trang chủ của hãng sản xuất main.
Các lỗi về main thường gặp: Hư BIOS : Máy không thể khởi động hoặc có thể khởi động nhưng không lưu được cấu hình. (Ngày tháng, thiết bị khởi động, chuẩn nhận diện thiết bị). Phù tụ : gây thiếu điện cho một số thiết bị, nhẹ thì máy tính sẽ thường xuyên bị DUMP (màn hình xanh khi đang dùng);nặng hơn thì có thể không khởi động được. Hư các khe cắm và cổng tiếp xúc: Ngoài việc làm cho thiết bị cắm trên khe hoặc cổng đó không thể nhận diện được, lỗi này còn có khả năng gây cháy nổ do chập điện.
Card màn hình VGA Card
Card màn hình chủ yếu dành cho những ai có nhu cầu thiên về xử lý đồ họa; như: Xem phim HD, Thiết kế đồ họa, Chơi game, dựng phim. Card màn hình cũng có “CPU” và RAM riêng của mình. Các lỗi phổ biến của card màn hình: Lỏng chân tiếp xúc ở khe cắm với Mainboard -> Máy khởi động nhưng màn hình không lên. Hư chíp: Màn hình hiển thị màu ở dạng 8 bit, trông rất xấu. Quá nóng: Hình ảnh bị giật, gây đứng máy khi dùng các ứng dụng yêu cầu về đồ họa
Trên đây là 5 linh kiện ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và hiệu suất của một bộ máy tính. Việc kết hợp giữa các thiết bị phải tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tránh tình trạng xung đột hoặc hỏng hóc do không tương thích. Ở phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu về các linh kiện còn lại; bao gồm: Bộ nguồn, Thùng máy, Ổ cứng, Ổ DVD, Một số card mở rộng… Hẹn gặp lại các bạn ở các bài tiếp theo. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng nhé!
Nguồn: Khothuthuat.com