Hãng nào đang giành giật thị trường của Huawei. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã diễn ra ngày càng gay gắt. Các tập đoàn lớn của hai bên là đích nhắm lớn nhất của cả hai chính phủ. Tập đoàn công nghệ Huawei là tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Thuộc top những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới. Vì thế đây là đích nhắm lớn nhất mà Mỹ nhắm đến.
Khi chính phủ Mỹ đang tạo áp lực lên các tập đoàn của Mỹ. Nhằm hạn chế thậm chí cắt ngoại giao với Huawei. Với cáo buộc hãng công nghệ này đang lấy cắp thông tin người dùng. Và có sự đứng sau thao túng của chính phủ Trung Quốc. Lần lượt các công ty tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ dừng hợp tác với Huawei đẩy tập đoàn này lâm vào tình cảnh rất khó khăn. Những chiếc điện thoại của Huawei đã sản xuất thì không được cập nhật. Những kế hoạch điện thoại tiếp theo thì không được chạy android. Vì Google đã dừng hợp tác với Huawei.
Đẩy tập đoàn này phải tự phát triển hệ điều hành cho riêng mình. Trong cuộc chiến này có kẻ cười người khóc. Vậy ai là người dành thắng lợi lớn nhất trong vấn đề này. Huawei giảm mạnh doanh số và thị phần ở thị trường quan trọng bậc nhất của hãng là châu Âu.
Lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ
Lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ nhằm vào Huawei. Được cho là cơ hội để các đối thủ xâu xé thị phần điện thoại tại châu Âu. Thị trường lớn của Huawei (doanh số 40,4 triệu, thị phần 19% năm 2019).
Xiaomi là hãng thắng lớn nhất ở châu Âu vào năm ngoái. Các lô hàng điện thoại thông minh Xiaomi tăng trưởng 85% trong quý 4 năm 2020. Và thậm chí lên tới 90% trong cả năm so với cùng kỳ năm trước.
Xiaomi thăng hoa ở thị trường Tây Ban Nha và Italy. Quốc gia lần lượt chiếm 28% và 17% tổng doanh số của hãng Trung Quốc ở châu Âu. Các chuyên gia nhận định Xiaomi có thể tiếp tục phát triển nhanh năm 2021 hay không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh ở các thị trường lớn hơn như Anh, Pháp và Đức, nơi chiếc flagship Mi 11 có thể đóng vai trò quan trọng.
Xiaomi làm được điều Samsung mơ ước
Xiaomi làm được điều Samsung mơ ước là lấy hết phần lớn thị phần của Huawei và củng cố vị trí trên thị trường, trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba.
Thương hiệu đồng hương của Xiaomi là Oppo gia nhập thị trường châu Âu vào cuối năm 2019 và được hưởng lợi từ sự sụp đổ của Huawei. Oppo xuất xưởng 6,5 triệu smartphone ở châu Âu vào năm ngoái, trong đó 2,4 triệu máy tiêu thụ trong ba tháng cuối năm. Oppo có quan hệ đối tác với các nhà mạng hàng đầu như Vodafone và Deutsche Telekom.
Bất chấp việc ra mắt dòng sản phẩm tầm trung Nord vào mùa hè. Và các mẫu bổ sung trong quý 4, OnePlus vẫn phải vật lộn để tăng trưởng vào năm 2020. Các lô hàng tại châu Âu của hãng đạt 2,2 triệu chiếc, tăng khiêm tốn 5%.
Realme là thương hiệu phát triển nhanh nhất ở châu Âu
Ngược lại, Realme là thương hiệu phát triển nhanh nhất ở châu Âu vào năm ngoái. Với doanh số bán hàng tăng hơn 1.000% nhờ thành công lớn ở Tây Ban Nha, Italy và các nước Đông Âu.
Huawei tụt xuống xếp thứ 4 ở châu Âu vào năm ngoái với sản lượng giảm 43% xuống còn 22,9 triệu chiếc. Trong quý 4/2020, tình hình còn nặng nề hơn, giảm 62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường điện thoại thông minh trải qua đợt suy thoái lớn, giảm 14% vào năm ngoái do tác động kinh tế đi xuống vì Covid.
Tuy vậy, Apple vẫn giành những thành tích ấn tượng. IPhone 12 thành công nhất tại châu Âu từ trước đến nay. Đẩy thị phần của Apple lên mức cao kỷ lục 30% trong quý cuối năm 2020. Apple xếp số 1 với doanh số 15,7 triệu chiếc trong quý 4/2020, dù vẫn giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Các mẫu cũ và giá rẻ là iPhone 11, iPhone SE tiếp tục bán chạy ở hầu hết thị trường. Giúp củng cố vị thế của công ty. Trong cả năm 2020, Apple là thương hiệu phổ biến thứ hai ở châu Âu, sau Samsung.
Năm 2020, Samsung tiếp tục dẫn đầu khu vực lục địa già với 59,8 triệu máy. Chiếm 32% thị phần nhưng doanh số giảm sút 12%. Lý do được cho là dòng Galaxy S20 không ấn tượng.
Nguồn: Cafef.vn