Đối với máy ảnh chuyên nghiệp có ống kính Tele; ngay cả khi ống kính của bạn được trang bị chức năng chống rung (VR hoặc IS); khi chụp ở tốc độ tương đối thấp, bạn vẫn phải sử dụng giải pháp chân máy để tránh ảnh bị nhòe. Vấn đề là không phải ai cũng có đủ khả năng mua một ống kính có động cơ chống rung; và mỗi khi ra ngoài đều phải cầm theo chân máy. Để khắc phục vấn đề này, dưới đây là sáu tư thế cơ bản; để giữ máy ảnh ổn định và chụp ở tốc độ thấp nhất có thể.
Đặc biệt việc chụp ảnh chim chóc hay động vật là một trong những thể loại ảnh được nhiều người lựa chọn. Đối với kiểu chụp này, chúng ta không thể sử dụng ống kính tiêu cự ngắn; vì đến gần đối tượng sẽ khiến chúng sợ hãi và làm chúng thoát ra ngoài. Ngược lại, sự lựa chọn tốt nhất là ống kính tiêu cự dài (ống kính tele); tuy nhiên việc sử dụng loại ống kính này không hề dễ dàng, nhất là với những người mới nhập môn nhiếp ảnh.
Cũng chính vì vậy, trong bài viết này; chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn các tư thế cầm máy ảnh chụp hình có ống kính Tele; cũng như một số mẹo chụp bạn cần biết.
Các tư thế cầm máy ảnh có ống kính Tele
Tư thế đứng thẳng
– Khép khuỷu tay. Đứng thẵng (hai mủi bàn chân hướng trước mặt). Khép khuỷu tay sát vào vai và thu hẹp cùi chỏ vào người; để giảm bớt lực chịu của cánh tay đòn, thở ra hoàn toàn và nhấn nút chụp.
Tư thế đứng ngang
– Nâng cao vai trái (tay cầm ống kính). Đứng ngang, nâng vai trái và kéo cùi chỏ hướng vào xương sườn, bạn có thể kéo khuỷu tay phải vào ngực cho thêm chắc – thở ra hoàn toàn trước khi chụp để tránh làm rung máy.
Tư thế ngồi kiểu số 4 – lấy đầu gối làm chân máy.
Tư thế ngồi kiểu số 4 – tư thế của hai tay giống mục số 2 nhưng thoải mái hơn nhờ kê khuỷu tay lên đầu gối.
Tư thế nằm sấp cầm máy có ống kính Tele
Tư thế này dùng để chụp tầm thấp, dùng bàn làm giá đỡ – Hình một, để bàn tay úp xuống đỡ ống kính – Hình hai, dùng thân bàn tay để bố cục khung hình.
Tư thế nâng súng
Cầm máy bằng một tay – Đứng ngang, hướng cùi chỏ thẵng hàng vào chủ thể – Gác ống kính lên trục tay trái, bàn tay trái khóa vào cánh tay phải tạo lực liên kết – Thở ra hoàn toàn và nhấn nút chụp.
Tư thế ngồi xổm (hay còn gọi là tư thế cái Nôi)
Tư thế cuối cùng này như bạn cũng thấy: người chụp ngồi xổm và tạo thế giống như chiếc Nôi; cho ống kính giữa vai và cổ tay, ổn định ống kính bằng cách cân bằng khuỷu tay tựa trên đầu gối.
Mẹo chụp hình dùng ống kính Tele
Quan sát trước rồi hẵng giơ máy có ống kính Tele lên
“Những người săn chim” (những nhiếp ảnh gia chụp chim); thường sử dụng kỹ thuật này để bắt được chủ thể tốt hơn. Khi ta nhìn với con mắt thường; mọi thứ đều ở một góc rộng nhất định và chúng ta có thể bao quát được cả bầu trời lẫn chú chim đang bay.
Tuy nhiên khi chuyển sang ống kính tele, mọi thứ đều được zoom vào và góc nhìn rất hẹp và thêm vào đó là chim thường hay đổi đường bay, nếu bạn cứ ngắm qua kính ngắm máy ảnh thì chẳng tài nào “dí” kịp chú chim ấy đâu.
Bí quyết trong trường hợp này cực kỳ đơn giản: quan sát kỹ chú chim ấy bằng mắt thường, luôn trong tư thế sẵn sàng, máy được đưa lên gần tấm mắt và luôn hướng máy theo đúng hướng bạn đang nhìn. Khi đã chắc chắn quen thuộc với hướng chim bay, nhanh chóng đưa máy lên ngắm và canh bố cục rồi bấm chụp, bảo đảm bạn sẽ bắt được chủ thể nhanh hơn đấy.
Để ở tiêu cự rộng trước, sau đó hãy zoom vào sau
Đây là một bí quyết khác để bạn có thể chụp ảnh bằng ống tele dễ dàng hơn. Cũng giống một phần ở bí quyết trên, trước tiên bạn cần quan sát chủ thể bằng mắt thường trước; đưa ống kính về tiêu cự rộng nhất để dễ lia máy theo đúng vị trí của chủ thể. Sau khi đã “khóa” được chủ thể trong khung hình; tiếp tục lia máy và vặn vòng zoom đến khi đạt được mong muốn.
Lấy nét trước ở tiêu cự rộng
Khi đang ở tiêu cự rộng, hãy cho máy lấy nét trước ở khu vực đó và khi bạn zoom lại gần; máy chỉ cần tốn một chút thời gian để lấy nét cho đúng chủ thể. Nếu bạn không làm theo bước này; máy vẫn có thể lấy nét được khi zoom lại, nhưng thời gian lấy nét có thể sẽ lâu hơn cách trên.
Nguồn: Shopmayanh.vn