Vừa qua trong khi Apple bị lên án vì hoạt động thu thập vị trí cuả khách hàng ngay cả khi chưa đăng nhập; thì trong một nghiên cứu mới nhất còn cho thấy hệ điều hành Android có xu hướng thu thập dữ liệu người dùng đến khoảng 1MB chỉ sau 12 giờ. Con số này lớn gấp 20 lần so với 52KB của IOS.
Thực tế từ lâu từ lâu người dùng sử dụng các thiết bị kết nối Internet, đều đã phải phản đối với xu hướng thu thập thông tin dữ liệu từ các ông lớn công nghệ trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay. Thậm chi ứng dụng điện tử đã thu thập dữ liệu trên thiết bị smartphone nhiều đến mức nào, thì người dùng cũng khó có thể biết được. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng không ai muốn những vấn đề riêng tư của mình bị xâm phạm như vậy. Mặt khác nhiều câu hỏi được đặt ra là các hãng công nghệ thu thập người dùng để làm gì? Khách quan nhất là họ thường sử dụng cho mục đích bán hàng. Nhưng bên cạnh đó họ có dùng cho những mục đích khác hay không thì khó có thể biết được.
Hệ điều hành Android lấy dữ liệu người dùng nhiều gấp 20 lần iOS?
Trong một nghiên cứu mới của Giáo sư Douglas Leith thuộc Đại học Trinity vừa công bố, Google thu thập dữ liệu từ người dùng Android nhiều hơn 20 lần so với số lượng dữ liệu Apple thu thập từ người dùng iOS. Đại diện Google ngay sau đó đã lên tiếng phủ nhận kết quả nghiên cứu này.,
Trong một nghiên cứu mới của Giáo sư Douglas Leith thuộc Đại học Trinity vừa công bố, Google thu thập dữ liệu từ người dùng Android nhiều hơn 20 lần so với số lượng dữ liệu Apple thu thập từ người dùng iOS.
Theo Ars Technica, nghiên cứu của Leith đã phân tích lượng dữ liệu đo từ xa truyền trực tiếp đến các công ty phụ trách hệ điều hành. Cụ thể là Google (Android) và Apple (iOS). Thử nghiệm này không chỉ kiểm tra trên những ứng dụng cài đặt sẵn; mà còn trong khoảng thời gian smartphone ở tình trạng nhàn rỗi.
Leith cho biết trên cả iOS cũng như Android, dữ liệu được truyền về máy chủ công ty ngay cả khi điện thoại người dùng chưa đăng nhập; hoặc thiết lập cài đặt quyền riêng tư. Cả 2 hệ điều hành cũng gửi dữ liệu về hệ thống khi người dùng có những thao tác đơn giản; như lắp thẻ SIM hay cài đặt chế độ hiển thị màn hình. Ngay cả khi không hoạt động; thì trung bình mỗi thiết bị kết nối với máy chủ sau 4-5 phút.
Android gửi 1 MB dữ liệu về Google sau 12 giờ
Trong khi iOS tự động thu thập dữ liệu từ Siri, Safari và iCloud; thì Android lấy dữ liệu từ Chrome, YouTube, Google Docs, Safety Hub, Google Messenger; hoặc đồng hồ và tìm kiếm, ngay cả khi người dùng không đăng nhập vào tài khoản Google. Điều thú vị là iOS chỉ gửi 42 KB dữ liệu về Apple ngay sau khi khởi động thiết bị. Mặt khác, Android gửi khoảng 1 MB dữ liệu tới Google.
Khi smartphone trong trạng thái rảnh, hệ điều hành Android sẽ gửi khoảng 1 MB dữ liệu sau 12 giờ. Cùng thời gian đó, iOS truyền 52 KB dữ liệu về Apple. Tính riêng tại thị trường Mỹ, Android thu thập 1,3 TB dữ liệu sau 12 giờ; còn iOS thu thập khoảng 5,8 GB.
Trả lời Ars Technica, người phát ngôn của Google không đồng ý với nghiên cứu trên. Vị này cho rằng cả thiết bị iOS lẫn Android đều nhận và gửi dữ liệu về máy chủ. Từ đó, các công ty phát triển hệ điều hành mới có thể cập nhật phần mềm; và kiểm tra hiệu suất hoạt động của nền tảng. Apple chưa có bình luận về vấn đề này.
“Chúng tôi nhận thấy phương pháp nghiên cứu này có sai sót. Cho nên không đồng ý với tuyên bố cho rằng thiết bị Android chia sẻ dữ liệu nhiều gấp 20 lần iPhone. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu này không giống nhau về mức độ. Chúng tôi sẽ đồng thời chia sẻ cách đo lường của mình với nhà nghiên cứu này trước khi công bố sắp tới”, đại diện Google lên tiếng.
Nguồn: Zingnews.vn