Máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đang là vật dụng phổ biến với người dùng, nhu cầu giải trí chụp những bức ảnh lung linh, lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời khiến cho nhiều người quan tâm đến máy ảnh hơn. Tuy nhiên nhiều người chưa biết cách chụp ảnh bằng máy ảnh như thế nào cho nghệ thuật, nhiều người mới bắt đầu tỏ ra bối rối về vấn đề này.
Cách chụp ảnh đẹp bằng máy ảnh có thể nhận được hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội. Để tạo ra bức ảnh đẹp bằng máy ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó thực sự không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Nếu bạn là người “chụp ngược chụp xuôi vẫn không thấy đẹp” thì đây là những cách bạn nên áp dụng để có những bức ảnh đẹp lung linh.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ điện tử và sự phát triển nhanh như chớp của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram… Các bức ảnh đẹp chụp bằng máy ảnh sẽ nhanh chóng được lan truyền và nhận được sự yêu thích từ đông đảo mọi người. Những chia sẻ về thủ thuật chụp ảnh đẹp bằng máy ảnh kỹ thuật số sau đây của pis sẽ giúp bạn dễ dàng có được những bức ảnh lung linh và ấn tượng. Hãy cùng khám phá nhé.
Bạn chụp ảnh nhưng lo lắng nếu không có con mắt nhiếp ảnh, bạn sẽ không thể đạt đến tầm cao mới và cũng không thể chụp được ảnh đẹp. Trước khi từ bỏ, bạn hãy thử áp dụng 3 thủ thuật sau đây – bạn thậm chí sẽ không còn lo về số f hay tốc độ cửa trập.
Lập một bộ sưu tập những ảnh bạn thích
Trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến và xác định chính xác yếu tố gì giúp cho ảnh “đẹp.” Nếu bạn bắt đầu chụp mà không có một ý tưởng rõ ràng, bạn sẽ không có mục tiêu để phấn đấu.
Bước 1: Tập hợp một bộ sưu tập những ảnh bạn thích
Tập hợp những tấm ảnh của các nhiếp ảnh gia bạn thích, hoặc thậm chí ảnh từ các tạp chí hoặc các trang web bắt mắt. Để bắt đầu, hãy nhắm đến mục tiêu sưu tập khoảng 50 ảnh. Tiếp tục cập nhật bộ sưu tập này bằng cách thay thế 50 tấm ảnh ban đầu bằng những tấm ảnh mới mà bạn thích. Khi làm như thế, 50 ảnh bạn thích sẽ dần phản ánh sở thích của bạn, và những gì trước đây là một khái niệm mơ hồ về ảnh “đẹp” sẽ bắt đầu định hình.
Bước 2: Tập hợp 50 ảnh của chính bạn
Nghĩ đến nó như lập danh mục của chính bạn. Bây giờ bạn sẽ có hai nhóm ảnh. Một nhóm phản ánh ý tưởng của bạn về ảnh lý tưởng. Nhóm kia phản ứng vị trí của bạn về kỹ năng nhiếp ảnh. Bạn sẽ có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm, điều này sẽ giúp bạn xác định các lĩnh vực bạn cần cải thiện.
Tiếp tục thay thế các ảnh trong bộ sưu tập “danh mục” này bằng những tấm ảnh mới hơn, đẹp hơn. Khi bạn có cải thiện, chúng sẽ ngày càng tiến gần hơn đến 50 tấm ảnh lý tưởng mà bạn đã sưu tập ở Bước 1.
Nghĩ đến đối tượng và môi trường xung quanh như một thể thống nhất
Lần đầu khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Rất dễ chú trọng lấy nét ở đối tượng. Và bỏ qua môi trường xung quanh. Tuy nhiên, một tấm ảnh không chỉ là về bản thân đối tượng. Bạn cũng phải cân nhắc đối tượng tương quan với môi trường của đối tượng.
Một khi bạn tìm được một đối tượng, hãy dành ra một chút thời gian kiểm tra khu vực xung quanh. Và quyết định xem đối tượng sẽ được chụp với cái gì. Hoặc liệu có những gì cần loại ra hay không. Điều này sẽ cải thiện sự hài hòa giữa các yếu tố trong bố cục của bạn. Có nhiều tình huống chụp ảnh khác nhau. Nhưng sau đây là một số bố cục mà bạn có thể bắt đầu.
Kết hợp Quy Tắc Phần Ba với các Đường Chéo
Một khi bạn đã tìm được đối tượng chính (những gì bạn muốn chụp nhất). Hãy cố sắp xếp bố cục của bạn theo cách; sao cho nó tạo thành một đường chéo với đối tượng phụ (mà bạn muốn chụp cùng với nó). Cách này tạo thành bố cục đường chéo. Và bạn có thể kết hợp nó với Quy Tắc Phần Ba.
Con cá kình (đối tượng chính) được xếp nằm chéo với bóng của phụ huynh. Và đứa con (đối tượng phụ).
Vì cái dĩa ở góc dưới bên trái có hình dạng dài và nông. Tôi cũng đặt nó nằm chéo trong khi cố bố trí nó theo một đường chéo bằng tách trà.
Tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh
Nếu chỉ có một đối tượng. Bạn cũng có thể tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh nó. Bằng cách đặt đoạn đường dẫn được gọi là điểm triệt tiêu. Ở giao điểm của các đường khung lưới trong Quy Tắc Phần Ba. Có vẻ như cảnh xung quanh được thu về điểm đó. Hãy cố chụp ở một góc rộng càng nhiều càng tốt để có ảnh đẹp.
Dùng bóng để tạo ra các đường chéo cũng là một ý hay.
Bước lại gần hơn
Khi bạn bắt đầu chụp lần đầu. Đôi khi bạn có thể không thực sự nắm bắt được cảm giác khoảng cách giữa máy ảnh (độ dài tiêu cự của ống kính) và đối tượng. Hay bạn nên đứng xa bao nhiêu khi chụp.
Đến thật gần và chụp khi bước lùi lại
Trừ khi bạn chụp một đối tượng cách bạn vài trăm mét. Chỉ cần bước đến gần hơn một bước cũng có thể làm thay đổi rất nhiều hình thức ảnh của bạn. Nhất là khi đối tượng của bạn chỉ cách vài mét.
Hãy xem các ảnh sau đây, chúng được chụp ở các khoảng cách khác nhau từ gốc cây. Một tấm được chụp cách xa 20cm trông rất khác với tấm được chụp cách xa 1m, đúng không?
Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không đến gần thế này. Họ sẽ không đến gần trừ khi họ quen với thao tác đó. Đó là một việc bạn phải để ý.
Thủ thuật: Cố đến gần đối tượng trên thực tế đang ở bên ngoài khung hình. Và chụp khi bạn bước lùi lại.
Cố định chức năng zoom
Các ống kính zoom là rất tiện. Nhưng sử dụng thường xuyên cũng dẫn đến việc các nhiếp ảnh gia có thói quen phóng to để chụp cận cảnh. Thay vì bước đến gần hơn một bước. Tuy nhiên, nếu bạn giữ cố định ống kính zoom ở đầu góc rộng. Và “phóng to” đối tượng bằng cách di chuyển đến gần hơn. Góc chụp mới có thể dẫn đến một tấm ảnh ấn tượng hơn; so với khi bạn chỉ đứng một chỗ và phóng to.
Lời khuyên tôi thích để bỏ thói quen này là thực hành chụp với vòng zoom được băng cố định. Điều này buộc bạn phải sử dụng ống kính zoom giống như ống kính một tiêu cự, và di chuyển tới lui để có được khung hình ưng ý.
Ống kính này đã được cố định ở vị trí 50mm bằng băng keo đen. Chọn băng keo để lại ít keo thừa khi bạn tháo ra. Chẳng hạn như băng che hoặc băng Permacel.
Nếu bạn đang sử dụng ống kính theo bộ 18-55mm. Bạn có thể thử độ dài tiêu cự ở 3 độ dài tiêu cự của ống kính một tiêu cụ phổ biến là 24mm, 35mm và 50mm. Ai mà biết được? Bạn có thể thích một độ dài tiêu cự cụ thể nào đó. Và cuối cùng sẽ mua một chiếc ống kính một tiêu cự.
Kết luận
Để cải thiện các kỹ năng của bạn trên một trình độ nhất định. Nó sẽ đòi hỏi không chỉ thực hành, mà còn yêu cầu thực hành có chủ đích thật nhiều. 3 thủ thuật bên trên chỉ là bắt đầu! Chúng tôi mong rằng thử áp dụng chúng sẽ giúp bạn nhìn sự vật theo một cái nhìn mới mẻ. Hãy tiếp tục học hỏi, tiếp tục tìm cảm hứng và chúc bạn vui chụp ảnh.
Nguồn: Zshop.vn