Sau khi chính thức công bố mức giá cho sản phẩm iPhone 12, sản phẩm này nhanh chóng tạo thành cơn sốt khi nhu cầu sở hữu cực kỳ lớn. Không hề thua kém những chiếc iPhone đã ra mắt trước đây, iPhone 12 được các tín đồ công nghệ xếp hàng để chờ đến lượt sở hữu món đồ mới mẻ này.
Đơn cử tại Apple Store ở Trung Quốc, dòng người đổ xô đến để mua hàng bất kể thời gian. Đến thời gian nghỉ trưa, dòng người ấy vẫn kéo dài ở trung tâm mua sắm cao cấp tại Sanlitun, Bắc Kinh. Điều này chứng tỏ sức hút từ món đồ công nghệ này vô cùng lớn, thú hút rất nhiều tín đồ. Đây cũng chính là lý do khiến Apple nhanh chóng mở rộng thị trường ra khắp thế giới. Thậm chí là các quốc gia vùng vịnh.
Để hiểu thêm về sức hút thú vị của chiếc iPhone 12, cùng xem một số thông tin mà PIS cập nhật qua bài viết bên dưới.
Sức hút lớn của iPhone 12 nhà Apple
Theo một thống kê thì chiếc iPhone 12 có sức mê hoặc đặc biệt; khiến các tín đồ sẵn sàng chi mạnh để sở hữu chúng. Trong đó, người dùng tại California (Mỹ) sẽ chỉ mất khoảng 943 USD (khoảng 21,9 triệu đồng) cho chiếc iPhone 12 128GB. Và 1.071 USD (24,9 triệu đồng) để sở hữu iPhone 12 Pro 128GB.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản, một chiếc iPhone 12 128GB có giá 947 USD (22 triệu); và 1.114 USD (25,9 triệu) đối với iPhone 12 Pro. Ngược lại Ấn Độ đang là quốc gia có mức giá cho điện thoại iPhone 12 cao nhất; 1.158 USD (26,9 triệu) dành cho iPhone 12 128GB; và 1.636 USD (38 triệu) cho chiếc iPhone 12 Pro 128GB.
Mở rộng thị phần tại các quốc gia vùng Vịnh
Theo nghiên cứu về doanh số điện thoại thông minh từ IDC, Apple là thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ hai ở các nước vùng Vịnh. Sự ra mắt của dòng iPhone 12 đã tạo ra doanh số trong quý 4; tăng 55,7% so với quý 3 năm 2020.
Việc tung ra iPhone vào mùa thu hàng năm là yếu tố thúc đẩy doanh số mạnh mẽ. Hiện tượng này một lần nữa xuất hiện trong một báo cáo về các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh – GCC. (Bao gồm: Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) của IDC.
Thúc đẩy tăng sản lượng quý 3, quý 4
Theo dõi các quốc gia GCC, thị trường điện thoại thông minh nói chung đã tăng 2,3% từ quý 3 – quý 4/2020, đạt 4,26 triệu chiếc. Giá trị của thị trường điện thoại thông minh cũng tăng 39,5% so với cùng kỳ, đạt 1,62 tỷ USD.
Đặc biệt, đối với Apple, sự thay đổi theo từng quý đã rõ rệt. “Táo Khuyết” cũng được cho là đã tăng 55,7% sản lượng iPhone từ quý 3 – quý 4/2020. Nhờ vào dòng sản phẩm iPhone 12.
Nhu cầu iPhone 12 tiếp tục tăng cao
Nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Akash Balachandran của IDC cho biết: “Nhu cầu về dòng iPhone 12 của Apple trong Qúy 4/ 2020 đã tăng cao mạnh mẽ trong khi loạt iPhone 11 vẫn hoạt động tốt trong khu vực”.
Doanh số bán hàng có thể còn cao hơn. Tuy nhiên, “sự thiếu hụt nguồn cung của cả iPhone 12 và một số mẫu smartphone khác có thể sẽ làm giảm mức tăng trưởng tối đa trong thời gian tới”.
Đối với thị trường điện thoại thông minh trong khu vực, doanh số bán hàng tăng lên đã giúp Apple củng cố vị trí là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai. Trong khi Samsung thu hẹp từ 45% thị phần trong quý 3 năm 2020 xuống còn 42% trong quý 4 thì Apple đã chứng kiến thị phần của mình tăng vọt từ 15% trong quý 3 lên 23% trong quý 4.
Vượt xa đối thủ cạnh tranh
Sự sụt giảm so với quý trước của Samsung rõ ràng là do thiếu hụt ở “một số mẫu smartphone chủ chốt nhất định” và dẫn đến tổng lô hàng sụt giảm 4,1%.
Cả Apple và Samsung đều bỏ xa Xiaomi ở vị trí thứ ba với 12% thị phần trong quý 3, giảm nhẹ xuống 11% trong quý 4. Bất chấp sự sụt giảm, Xiaomi đang dần thay thế Huawei – hiện đang gặp khó khăn, bị cắt giảm thị phần sâu hơn từ 13% xuống chỉ còn 8%.
Phát triển nhanh chóng tại thị trường vùng vịnh
Sự mở rộng của thị trường các nước vùng vịnh nói chung; xảy ra vào thời điểm hầu hết các quốc gia GCC đang mở lại biên giới; cũng như việc triển khai vắc-xin trong UAW trong giai đoạn này. Mặc dù phần lớn người tiêu dùng hạn chế chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Nhưng doanh số smartphone vẫn không giảm do các “nhu cầu bị dồn nén”.
Ả Rập Xê Út chiếm 49,4% lượng hàng xuất xưởng trong Qúy 4. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu linh kiện; ảnh hưởng đến các nhà cung cấp Android. UAE chiếm 26,1% lượng hàng smartphone xuất xưởng và tăng trưởng mạnh so với quý 3. Một phần là do doanh số bán iPhone tăng cao.
Thị trường điện thoại thông minh giảm nhẹ
IDC dự báo, thị trường điện thoại thông minh GCC sẽ giảm nhẹ trong quý 1/ 2021; với mức giảm 0,7% theo quý. Các nhà phân tích khẳng định, tình trạng hạn chế nguồn cung do thiếu hụt thành phần sẽ là tác nhân chính; kìm hãm sự tăng trưởng. Bù lại, việc tăng cường triển khai vắc xin COVID-19 trong khu vực; sẽ giúp mang lại sự tăng trưởng cho thị trường vào nửa cuối năm 2021.
Ngoài ra, báo cáo từ IDC cũng cho thấy sự tăng trưởng của Apple; tại thị trường smartphone châu Âu, Trung Đông và châu Phi từ ngày 04/03. Trong khi thị trường này thu hẹp 4,2% quy mô tổng thể vào năm 2020; “Táo Cắn Dở” đã chứng kiến thị phần tăng 10% trong năm.
Nguồn: 24H.com.vn